Biểu Đồ Nến là gì? – Cách Đọc, Phân Tích Mô Hình Nến Và Ý Nghĩa Các Loại Nến Trong Trade Coin. Để trở thành một trader coin thành công, bạn cần phải nắm vững và thấu hiểu các thông tin này
Biểu đồ nến Nhật (candlestick), biểu đồ hình nến hay mô hình nến là loại biểu đồ nguồn gốc từ Nhật Bản được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất và là yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá hướng đi của thị trường. Nếu như biểu đồ dạng đường thẳng (line chart) hay biểu đồ dạng thanh (bar chart) giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được giá cả từng thời điểm thì biểu đồ nến lại mang rất nhiều thông tin quan trọng. hân tích biểu đồ hình nến là một kỹ thuật trade coin cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn phân tích biểu đồ hình nến để nắm bắt được xu hướng tăng giảm của thị trường, tâm lý của thị trường để đưa ra quyết định chính xác nhất thời điểm đầu tư hợp lý nhất.
Để trở thành một trader coin thành công, bạn cần phải nắm vững và thấu hiểu các thông tin bên trong biểu đồ nến.
Biểu đồ nến trong chart chính là những công cụ để thể hiện về sự tăng, giảm, mức giá cao nhất, thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì vậy, nếu các bạn muốn nâng cao kỹ thuật trade coin của mình thì việc tìm hiểu về nến là gần như bắt buộc.
Hiện tại trong trading, có 3 dạng đồ thị chính đang được sử dụng phổ biến:
- Line chart (đồ thị đường).
- Bar chart (đồ thị thanh).
- Candlestick chart (đồ thị nến).
Mỗi dạng đồ thị nói trên thì đều có những ưu/nhược điểm riêng. Tuy nhiên, hiện nay đồ thị nến đang được sử dụng phổ biến nhất, trong cả chứng khoán, forex lẫn crypto. Đồ thị nến được hình thành từ những năm 1600, bắt nguồn từ Nhật Bản. Ban đầu, người Nhật dùng nó để phân tích giá gạo.
Mô hình nến Nhật chỉ thực sự được ứng dụng mạnh khi một người châu Âu có tên là “Steve Nison” đã “khám phá” kỹ thuật này của người Nhật và gọi nó là “Japanese Candlestick”. Ông đã có công lớn nghiên cứu với Candlestick và bắt đầu viết về nó. Phương pháp phân tích kỹ thuật này đã bắt đầu phổ biến vào những năm 90, đến bây giờ nó đã được sử dụng phổ biến nhất, trong cả chứng khoán, forex lẫn thị trường tiền điện tử bây giờ. Mỗi cây nến tiêu chuẩn sẽ bao gồm:
- Bóng nến
- Thân nến
Bóng nến là gì?
Bóng nến, hay còn gọi là bấc nến ( Shadow), là một đường được vẽ trên một cây nến trên biểu đồ nến giá chứng khoán, hiển thị giá cổ phiếu đã dao động như thế nào so với giá mở và đóng cửa.
Về cơ bản, các bóng nến minh họa mức giá cao nhất và mức giá thấp nhất mà một chứng khoán được giao dịch trong một khoảng thời gian cụ thể.
Bóng nến được đặt ở trên giá mở cửa hoặc dưới giá đóng cửa. Khi nến có bóng nến dài ở phía dưới (trông giống như một cái búa), thì nó đang báo hiệu sức mua đang tăng lên, và tùy thuộc vào mô hình giá, có khả năng là giá thấp nhất của cổ phiếu trước khi giá đảo chiều.
Có hai hình thức phân tích chính trong giao dịch: phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật. Phân tích cơ bản dựa trên hiệu suất của công ty để cung cấp các manh mối và hiểu biết về định hướng tương lai của giá cổ phiếu.
Ngược lại để so sánh, các nhà phân tích kĩ thuật tập trung vào các biến động về giá chứng khoán. Họ cố gắng xác định các mô hình của hành động giá và sau đó sử dụng các mô hình này để dự đoán hướng của giá trong tương lai.
Phân tích cơ bản giúp các nhà phân tích chọn cổ phiếu nào để giao dịch, trong khi phân tích kĩ thuật cho họ biết khi nào nên giao dịch. Biểu đồ nến là một trong nhiều công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kĩ thuật.
Vì vậy, nắm được các thông tin mà một nến bao hàm, như loại nến, bóng nến, thân nến, sẽ giúp nhà đầu tư biết được các thông tin thị trường trong một cái liếc nhìn.
Mỗi nến trên mô hình nến giá chứng khoán đều có giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh và giá đáy.
Giá mở cửa, giá đóng cửa, giá đỉnh và giá đáy đề cập đến giá cổ phiếu, đây là những giá trị tạo ra mô hình nến. Phần hình hộp của nến, có thể rỗng hoặc được lấp đầy nguyên khổi, được gọi là phần thân nến.
Các đường ở hai đầu của thân nến được gọi là bấc nến hay bóng nến, đại diện cho phạm vi đỉnh và đáy giá chứng khoán trong khoảng thời gian xác định.
Đối với nến tăng (màu xanh), giá đóng cửa sẽ cao hơn giá mở cửa.
Nhiều nhà phân tích kĩ thuật tin rằng bóng nến cao hoặc dài có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ quay đầu hay đảo chiều. Ngược lại, bóng nến thân ngắn hoặc thấp hơn có nghĩa là sắp có một xu hướng tăng giá đang đến gần.
Tóm lại, bóng nến phía trên dài có nghĩa là sắp có một sự sụt giảm đang đến, trong khi một bóng nến phía dưới dài hơn có nghĩa là một sự gia tăng đang đến.
Đối với nến giảm (màu đỏ), giá đóng cửa sẽ thấp hơn giá mở cửa. Ngoài ra, phần giá phía trên cùng bóng nến sẽ là giá cao nhất, ngược lại với giá thấp nhất. Các bạn cần lưu ý, không phải bất kỳ cây nến nào cũng có đầy đủ cả thân nến và bóng nến.
– Một bóng trên phía trên dài xảy ra khi giá di chuyển lên trong giai đoạn giao dịch, nhưng sau đó giảm trở lại, đó là một tín hiệu giảm giá.
– Một bóng nến phía dưới dài hình thành khi các áp lực giảm giá đẩy giá xuống, nhưng các áp lực tăng giá kéo giá tăng trở lại, để lại một bóng nến dài, được coi là một tín hiệu sắp tăng giá.
Nến không có bóng nến được coi là một tín hiệu mạnh mẽ của người mua hoặc người bán trên thị trường, tùy thuộc vào hướng của nến là tăng hay giảm. Loại nến này được tạo khi hành động giá chứng khoán không giao dịch ngoài phạm vi giá mở và giá đóng cửa.
Và những cây nến “thiếu tiêu chuẩn” hoặc “kì lạ” lại có nhiều ý nghĩa trong dự báo xu hướng.
Thân nến là gì?
Cũng giống như con người, biểu đồ nến có nhiều cỡ thân khác nhau. Ví dụ như thân nến dài thể hiện lực mua hoặc bán mạnh. Thân càng dài thì cường độ lực mua và bán càng cao. Điều này có nghĩa là phe mua hoặc phe bán đang kiểm soát thị trường vào thời điểm đó. Trong khi đó, thân nến ngắn thể hiện lực mua – bán yếu.
Nhận Voucher tiền mặt trị giá 5 USD khi nạp tiền lần đầu bằng Tiền pháp định hoặc P2P ≥ 50 USD
Bạn đăng ký tài khoản tại đây
Giá coin là gì?
Giá cũng chính là nội dung chủ yếu mà mọi loại biểu đồ hướng đến, trong đó có biểu đồ nến. Mức giá thể hiện sự liên hệ giữa người mua (cầu) và người bán (cung).
Đó là giá trị mà tại đó một người muốn mua và một người muốn bán. Họ mua và bán dựa trên sự mong đợi của họ vào sự biến động giá cả trong tương lai. Nếu họ mong đợi giá trong tương lai sẽ tăng, họ mua vào, ngược lại họ sẽ bán ra.
Các điểm giá cần quan tâm:
- Giá mở cửa: Là mức giá giao dịch mua, bán đầu tiên trong phiên giao dịch.
- Giá đóng cửa: Là mức giá giao dịch mua, bán cuối cùng trong phiên giao dịch đó là phiên chốt giá. Đây là mức giá có ý nghĩa quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kĩ thuật.
- Giá thấp nhất: Là mức giá thấp nhất trong phiên giao dịch.
- Giá cao nhất: Là mức giá cao nhất trong phiên giao dịch.
Phân tích kỹ thuật trong trade coin là gì?
Phân tích kỹ thuật hay cụ thể hơn, phân tích kỹ thuật trong trade coin là quá trình xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động tương lai. Nó tập trung vào việc sử dụng biểu đồ giá để xác định xu hướng, hỗ trợ và kháng cự, và động lực để giúp các nhà giao dịch quyết định giao dịch với xác suất chiến thắng cao hơn.
Phân tích kỹ thuật trong trade coin hoạt động dựa trên tiền đề rằng giá sẽ vận động theo xu hướng, và những chuyển động này thường đi theo mô hình được thiết lập một cách tương đối do tâm lý của thị trường. Nghĩa là dựa trên niềm tin rằng, tâm lý các nhà giao dịch sẽ phản ứng tương tự nhau mỗi khi bắt gặp một tình huống tương tự.
Phân tích kỹ thuật trong trade coin không cố gắng đo lường hay thẩm định giá trị cơ bản của một đồng tiền điện tử riêng biệt. Nhưng nó tận dụng những chỉ báo (Indicators) mang tính toán học, và các mô hình biểu đồ giá được công nhận, để dự đoán xác suất của một biến động trong tương lai.
Các khái niệm khác cần quan tâm:
- Tâm lý thị trường tiền điện tử: Bò và Gấu
- Các loại đường trung bình động (MA)
- Hỗ trợ và kháng cự
Tâm lý thị trường tiền điện tử: Bò và Gấu
Thị trường Bitcoin hay thị trường tiền điện tử biến động theo ba hướng: lên, xuống và đi ngang. Một thị trường đang đi lên thường được gọi là thị trường uptrend hay bullish, ngược lại khi thị trường đi xuống thì thường được gọi là downtrend hay bearish. Còn khi thị trường đi ngang với biên độ biến động hẹp, thì thường được gọi là đang side-way hoặc đang lưỡng lự (consolidating). Một câu nói kim chỉ nam nổi tiếng khi phân tích biểu đồ tiền điện tử, đó là: xu hướng là bạn
Xu hướng giá có nhiều khả năng sẽ còn tiếp diễn theo xu hướng hiện tại hơn là đảo ngược tình thế. Tâm lý thị trường cũng thường đi theo điều này, vì xu hướng dài hạn là thứ không thường xuyên thay đổi. Một thị trường tăng giá (uptrend) hay giảm giá (downtrend) có thể kéo dài đến một vài năm trước khi chúng bị đảo ngược.
Trong một xu hướng đôi khi có thể xuất hiện những sự phấn khích, hoặc là sự điều chỉnh khiến nó dường như đang đi ngược lại xu hướng chính, nhưng thực chất sau một thời gian giá sẽ tiếp tục trở lại xu hướng ban đầu. Sau tất cả, giá sẽ không đi theo một đường thẳng. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật và nhận diện các mô hình có thể giúp tiết lộ những thay đổi khả dĩ bên trong một xu hướng trên các khung thời gian khác nhau.
Các loại đường trung bình động
Đường trung bình động hay còn gọi là đường MA, là một trong những chỉ báo kỹ thuật được sử dụng phổ biến nhất để phân tích biểu đồ giá tiền điện tử. Chúng hoạt động như một chỉ báo để lọc những biến động “nhiễu” ngẫu nhiên trong ngắn hạn, và giúp theo dõi xu hướng với độ trễ nhất định.
Có hai loại đường trung bình được sử dụng trên biểu đồ tiền điện tử, đó là đường trung bình động đơn giản (đường SMA) và đường trung bình động hàm mũ (đường EMA).
- Đường SMA – Đường trung bình động đơn giản được tính bằng trung bình cộng của một tập hợp các mức giá trong một khoảng thời gian đã thiết lập trước.
- Đường EMA – Đường trung bình động hàm mũ thì sử dụng một cách tính trung bình khác sao cho nhấn mạnh tầm quan trọng của những biến động gần nhất, khiến nó phản ứng nhanh hơn với những thông tin mới.
Các đường trung bình động này được sử dụng cùng với nhau để đưa ra một tín hiệu tốt hơn về thời gian mà xu hướng sẽ đảo chiều. Số ngày (hay số chu kỳ) được dùng để tính toán đường trung bình động cũng khác nhau.
Hai trong số các đường trung bình động được sử dụng phổ biến trên biểu đồ giá tiền điện tử, đó là đường trung bình động 50 ngày đường trung bình động 200 ngày. Chúng thường được dùng để xác định các mẫu xu hướng dài hạn và các khu vực hỗ trợ cũng như kháng cự.
Thêm hai chỉ báo này vào biểu đồ giá Bitcoin có thể giúp bạn xác định thời điểm giá đang nằm trên hay dưới mức giới hạn của một vận động tiềm năng, và xác định khi nào thì quá trình đảo chiều sẽ diễn ra.
Khi hai đường trung bình động 200 ngày và 50 ngày này giao nhau, thì đó trở thành một tín hiệu chính cho sự thay đổi xu hướng và vận động giá trong tương lai. Hiện tượng này cũng được đặt tên một cách khéo léo như sau:
- Golden Cross – xảy ra khi đường trung bình động của 50 ngày cắt lên đường trung bình động của 200 ngày. Dấu hiệu nhận biết thị trường có thể đảo chiều sang uptrend.
- Death Cross – xảy ra khi đường trung bình động của 50 ngày cắt xuống đường trung bình động của 200 ngày. Dấu hiệu nhận biết thị trường có thể đảo chiều sang downtrend.
Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm chính yếu cần phải được hiểu rõ khi giao dịch với biểu đồ tiền điện tử vì chúng là một trong những yếu tố được xem xét và sử dụng thường xuyên nhất. Những dao động của thị trường theo thời gian sẽ hình thành nên những vùng giá mà tại đó thường giá sẽ giảm và được gọi là các mức kháng cự (resistance), ngược lại những vùng giá mà tại đó thường khiến giá bật tăng và được gọi là các mức hỗ trợ (support).
Khi giá liên tục tăng trở lại một mức nào đó, mà không thể vượt qua nó, thì mức kháng cự đó sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn. Ngược lại, khi giá giảm liên tục xuống một mức nào đó nhưng không thể nào phá xuống được, thì mức hỗ trợ đó sẽ càng mạnh mẽ hơn.
Khi giá đi qua được những khu vực này, nó cần có một sự đột phá, để rồi sau đó tìm thấy mức kháng cự hoặc hỗ trợ tiếp theo bên trên hoặc bên dưới nó.
Nếu bạn biết cách xác định những vùng hỗ trợ và kháng cự như thế này, điều đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên xu hướng của thị trường.
Các loại nến cơ bản
Nến Marubozu
Đặc điểm của Marubozu:
- Marubozu là nến cường lực.
- Thể hiện lực mua hoặc bán mạnh.
- Thường xuất hiện trong thị trường tăng giá/giảm giá mạnh hoặc khi lực mua/lực bán tăng đột biến.
- Khi ba cây nến marubozu liên tiếp xuất hiện, báo hiệu xu hướng lên/xuống mạnh.
Như các bạn có thể thấy, nến marubozu có thân nến dài. Điều này cho thấy có sự tăng giá/giảm giá mạnh (giá mở cửa và đóng cửa cách xa nhau). Bên cạnh đó, marubozu không có bóng nến. Điều này có nghĩa là giá thấp nhất/giá cao nhất trùng với giá mở cửa và giá đóng cửa.
Điều này cho thấy không có sự do dự của nhà đầu tư. Kết thúc chu kỳ giá, giá đóng cửa không quay đầu mà trùng ngay với giá cao nhất/thấp nhất.
Nến spining top
Nến Spining top (nến quay đầu) sẽ có các đặc điểm:
- Thân ngắn, đuôi dài. (hình vẽ)
- Biểu thị sự trung lập của thị trường.
- Không có dấu hiệu đảo chiều.
Thân nến của spining top ngắn, cho thấy sự chênh lệch giữa giá đóng cửa và giá mở cửa là không cao. Bóng nến dài cho thấy sau khi đạt giá cao nhất/thấp nhất (trong kỳ đánh giá) thì giá đã “hồi lại” khá nhiều.
Do đó khi spining top xuất hiện thì chỉ cho thấy sự trung lập, lưỡng lự của nhà đầu tư. Các bạn không nên đưa ra quyết định mua hoặc bán vào thời điểm này.
Method Formation/ Mẫu hình 3 nến
Mẫu hình nến này có đặc điểm sau:
- Sau 1 thân nến xanh dài là 3 nến đỏ nhỏ, nằm trong thân nến xanh trước.
- Tiếp theo là một nến xanh dài khác.
- Cho thấy sự tiếp tục của xu hướng tăng
Sau 1 nến xanh tăng dài, thị trường đã có sự điều chỉnh bằng 3 nến đỏ liên tục. Tuy nhiên sự điều chỉnh này yếu và không thể cản đà tăng của nến xanh trước.
Tiếp theo lại tiếp tục xuất hiện 1 nến xanh dài khác. Điều này có nghĩa là sự điều chỉnh chỉ là tạm thời, xu hướng tăng vẫn tiếp tục.
Tương tự là mẫu hình Bearish 3 Method Formation/Mẫu hình 3 nến giảm và đặc điểm, phân tích sẽ tương tự như Mẫu hình 3 nến tăng ở trên, các bạn làm ngược lại là được nhé.
Bearish Engulfing & Bullish Engulfing
Mình sẽ phân tích một trường hợp đối với Bearish Engulfing thôi nhé, Bullish Engulfing tương tự.
Các bạn có thể thấy trong mô hình nến này có đặc điểm:
- Mẫu hình hình thành khi có một nến dài đỏ xuất hiện, bao trùm lấy nến xanh ở trước.
- Có ý nghĩa khi xuất hiện sau một xu hướng tăng mạnh, báo hiệu khả năng giảm tiếp theo.
Sau 1 xu hướng tăng mạnh, giá thường có xu hướng back-test (giảm trở lại). Tuy nhiên, khi xuất hiện nến đỏ dài bao trùm nến xanh trước, thì sự hồi giá này có thể diễn ra mạnh. Đây là lúc các nhà đầu tư mua ở giá thấp bán ra nhiều.
Nến Hammer (nến búa) & Hangingman (nến treo cổ)
Đây là một trong những dạng nến thường gặp, có ý nghĩa dự báo hoặc xác nhận sự suy yếu cũng như đảo chiều của thị trường.
Nến Inverted hammer & Shooting star
Đặc điểm của dạng nến này:
- Có thân nến nhỏ (hoặc có thể rỗng).
- Không có bóng nến trên, bóng dưới dài, gấp 2, 3 lần thân nến hoặc hơn.
- Tùy vào việc xuất hiện ở đâu mà nó có tên gọi khác nhau. Nếu xuất hiện ở đáy xu hướng giảm thì là nến búa hammer, nếu xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng thì là nến treo cổ hangingman.
- Dự báo hoặc xác nhận sự suy yếu, đảo chiều của thị trường.
Trên hình mình vẽ đại diện hai màu, chứ không có nghĩa nhất thiết Hammer phải là màu xanh, Hangingman phải là màu đỏ. Việc gọi tên nó chỉ phụ thuộc vào vị trí, không phụ thuộc vào việc là nến tăng hay nến giảm.
Mình sẽ phân tích trường hợp Hammer (xuất hiện ở đáy một xu hướng giảm).
- Sau khi thị trường giảm mạnh, nến búa xuất hiện báo hiệu sự thắng thế của áp lực mua. Giá đóng cửa bị đẩy lên sát với giá mở cửa cho thấy nhà đầu tư đã bắt đầu mua vào mạnh.
- Bóng nến dưới dài cho thấy khoảng cách giữa giá thấp nhất với giá mở cửa, giá đóng cửa và giá cao nhất lớn. Điều này báo hiệu thị trường đã mua vào và đẩy giá lên.
Đặc điểm:
- Có thân nến nhỏ (hoặc có thể rỗng).
- Không có bóng nến dưới, bóng trên dài, gấp 2, 3 lần thân nến hoặc hơn.
- Tùy vào việc xuất hiện ở đâu mà nó có tên gọi khác nhau. Nếu xuất hiện ở đáy xu hướng giảm thì là nến búa ngược Invested Hammer, nếu xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng thì là nến sao băng Shooting star.
- Dự báo sự đảo chiều của xu hướng.
Phân tích dạng nến này cũng tương tự như dạng Hammer ở trên. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng dạng nến này chỉ báo hiệu, mang tính chất dự đoán chứ không xác nhận.
Nến Doji
Thay vì có đầy đủ thân nến và bóng nến, Doji chỉ có bóng nến. Điều này cho thấy giá đóng cửa và giá mở cửa của Doji gần như bằng nhau. Do vậy, nhìn nến Doji tựa như một cây kiếm sắc bén. Chính vì vậy, các nhà đầu tư nói vui rằng nó dễ dàng tiêu diệt bò hoặc gấu. Nếu các bạn chưa biết thì bò đại diện cho sự tăng giá (bullish), gấu đại diện cho sự giảm giá (bearish).
- Giá đóng cửa và giá mở cửa trùng nhau, cho thấy sự do dự của thị trường
- Tương tự như nến spinning top, tuy nhiên mức độ do dự mạnh hơn
- Khi Doji xuất hiện trong các mẫu hình nến nhất đinh, báo hiệu xu hướng đảo chiều khá rõ, dùng để bắt đỉnh, đáy.
Các dạng Doji thông dụng
Tùy vào hình dạng mà người ta đặt tên cho các loại nến Doji. Mình sẽ giải thích dễ hiểu nhất như sau:
- Doji chân dài (Long – Legged Doji): Có bóng trên và bóng dưới rất dài.
- Doji chuồn chuồn (Dragonfly Doji): Không có bóng nến trên hoặc bóng nên trên rất ngắn, bóng dưới dài. Giá thấp nhất thấp hơn rất nhiều so với giá cao nhất, giá mở cửa và giá đóng cửa.
- Doji bia mộ (Gravestone Doji): Có bóng trên dài, không có bóng dưới hoặc rất ngắn. Giá thấp nhất, giá mở cửa và giá đóng cửa trùng nhau.
- Doji sao trời: bóng trên, bóng dưới ngắn, tạo thành hình chữ thập nhỏ.
Các trường hợp sử dụng nến Doji cụ thể
- Sử dụng doji chân dài
Trên hình vẽ, mình minh họa cho các bạn thấy trường hợp Doji chân dài xuất hiện ở đỉnh.
Trong một xu hướng tăng giá uptrend, khi Doji chân dài xuất hiện báo hiệu sự lưỡng lự của nhà đầu tư. Lúc này giá đóng cửa trở về đúng bằng giá mở cửa sau khi đã tăng lên cao (bóng nến trên dài). Các nhà đầu tư nghĩ rằng giá bây giờ đã cao, không thể tăng mạnh hơn nữa do đó giá đóng cửa có sự hồi lại.
Tuy nhiên, chỉ riêng việc Doji chân dài xuất hiện không đủ để bạn đưa ra quyết định. Hãy đợi cây nến tiếp theo như là một sự xác nhận. Như trong hình, nến đỏ đã xuất hiện và vượt qua giá thấp nhất của Doji chân dài (đường hỗ trợ). Điều này xác nhận sự đảo chiều của thị trường. Nếu như volume giao dịch trường hợp này tăng mạnh, sự đảo chiều càng chắc chắn.
Bạn phải lưu ý rằng, cần sự xác nhận của nến tiếp theo. Và cây nến đó phải vượt mức giá thấp nhất của Doji chân dài. Tại sao mức giá đó lại là đường hỗ trợ, mình sẽ giải thích ở phần xác định cung – cầu sau nhé.
Tương tự đối với trường hợp Doji chân dài xuất hiện tại đáy. Bạn lưu ý cần sự xác nhận vượt quá đường kháng cự cũng như kết hợp với các chỉ báo khác để đưa ra quyết định mua vào một cách chính xác.
- Sử dụng nến Doji chuồn chuồn
Trong một xu hướng giảm, khi Doji chuồn chuồn xuất hiện, nó thể hiện cho việc lực mua tăng đột ngột. Áp lực mua thắng thế, cho nên sau khi giá chạm giá thấp nhất thì bị đẩy lên. Chính vì vậy, giá đóng cửa trở lại bằng với giá cao nhất.
Tiếp theo, khi cây nến tiếp theo xuất hiện và xác nhận bằng việc phá vỡ kháng cự tại mức giá đóng cửa, cho thấy khả năng cao đảo chiều. Đây là thời điểm tốt để bạn mua vào.
- Sử dụng nến Doji bia mộ
Có thể thấy Doji bia mộ sẽ là trường hợp ngược lại của Doji chuồn chuồn.
Trong một xu hướng tăng, khi Doji bia mộ xuất hiện thì cho thấy lực bán đã tăng mạnh. Giá đóng cửa lúc này bị đẩy về trùng với giá thấp nhất. Tuy nhiên tương tự như những trường hợp Doji khác, bạn cần cân nhắc theo dõi tiếp diễn biến, đợi xác nhận của thị trường.
Nếu cây nến tiếp theo giảm mạnh qua ngưỡng kháng cự tại mức giá đóng cửa của Doji bia mộ, cho thấy khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều. Đây là thời điểm tốt để bạn chốt lời, bán ra.
- Cách sử dụng Doji sao trời
Doji sao trời là dạng doji khá hiếm xuất hiện. Do đó khi nó xuất hiện thì giá trị sử dụng thường rất lớn. Như hình trên, trong một xu hướng tăng, Doji sao trời xuất hiện và tạo khoảng cách với cây nến liền trước (khoảng cách này được tính bởi khoảng cách giữa 2 mức giá đóng cửa).