Chứng khoán T 0 hay giao dịch chứng khoán T 0 là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong giao dịch chứng khoán. Đây là những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng cần phải biết trước khi tiến hành giao dịch chứng khoán. Vì vậy bài viết ngày hôm nay mình sẽ tập trung vào việc đưa ra những định nghĩa rất dễ hiểu và những điều cần biết để giúp các nhà đầu tư F0 và Newbie có những thông tin cơ bản về một số thuật ngữ chứng khoán. Giúp tránh được các rủi ro khi quyết định thời điểm mua hay bán một mã chứng khoán. Hãy cùng theo dõi nhé !
Xem thêm:
- Chứng khoán phái sinh là gì? Có nên chơi chứng khoán phái sinh?
- Giá tham chiếu là gì? Phương pháp tính giá tham chiếu như thế nào?
- Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Tra cứu như thế nào?
Giao dịch T 0 là gì ?
Giao dịch chứng khoán T 0 còn được gọi là giao dịch chứng khoán trong ngày hay thanh toán ngay trong ngày giao dịch, tiếng Anh được gọi là Daytrading. Với cơ chế giao dịch trong ngày, nhà đầu tư có thể mua và bán cùng một loại chứng khoán nhiều lần trong cùng ngày với mục đích đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận hoặc để hạn chế rủi ro do giá chứng khoán biến động theo chiều hướng đi xuống so với thời điểm mua vào.
Khi thực hiện giao dịch trong ngày, vào cuối ngày, tất cả vị thế nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư sẽ được đối trừ (offset) với nhau, không phát sinh nghĩa vụ thanh toán chứng khoán. Nhà đầu tư chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền trong trường hợp bị lỗ hoặc được nhận tiền trong trường hợp lãi.
Tuy nhiên về bản chất, giao dịch chứng khoán T 0 chỉ là sự đối trừ về nghĩa vụ mua và bán chứng khoán cùng loại. Bởi vậy, giao dịch T 0 sẽ khác hoàn toàn với quy định về thời gian thanh toán giao dịch mà nhiều thị trường hiện đang áp dụng T 1 (thanh toán giao dịch vào ngày sau ngày giao dịch) hay T 2 (thanh toán giao dịch vào ngày thứ 2 sau ngày giao dịch).
Ngoài ra, trong chứng khoán, giao dịch T 0 có sự khác nhau giữa giao dịch chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Theo đó, giao dịch T 0 trong chứng khoán cơ sở mới là ghi nhận giao dịch, ngày thanh toán có thể là T 1, T 2 hoặc T 3. Còn trong chứng khoán phái sinh giao dịch T 0 ghi nhận giao dịch và nhà đầu tư có thể mua bán liên tục trong ngày.
Sự khác biệt này xuất phát từ chính hàng hóa của hai thị trường này: Hàng hóa của chứng khoán cơ sở là hàng hoá giao dịch, các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư còn chứng khoán phái sinh là các sản phẩm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng kỳ hạn được thiết kế dựa trên các hàng hoá thị trường cơ sở.
VPS - Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam - Công nghệ định danh eKYC cho phép Khách hàng mở TK mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo Bảo Mật. Đăng ký 100% Trực tuyến. Áp dụng công nghệ định danh khách hàng eKYC. Đảm bảo Bảo mật. 3 phút có ngay tài khoản.
Mục tiêu chiến lược
VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
Định hướng
Trở thành một trong những định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam và khu vực, đạt đẳng cấp quốc tế, được khách hàng, nhân viên, cổ đông tin cậy và mong muốn gắn bó lâu dài.Sứ mệnh
Tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng, nhân viên và cổ đông thông qua sự nỗ lực hết mình nhằm mang lại các sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh và sáng tạo, đạt chuẩn mực cao nhất về tính hoàn thiện và sự chuyên nghiệpGiá trị cốt lõi
Chú trọng khách hàng: VPS luôn coi khách hàng là trung tâm điểm quyết định mọi hoạt động của Công ty. Đề cao đạo đức nghề nghiệp, xây dựng một môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, vì sự phát triển bền vữngCó 2 cách thức để mở tài khoản chứng khoán VPS trực tuyến là trên Website và Ứng dụng di động. Hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh và Video các bước để đăng ký tài khoản chứng khoán VPS Online, khai báo thông tin, kích hoạt mở tài khoản, hoàn thành hợp đồng.
Mở tài khoản chứng khoán VPS online trong vòng 5 phút. Chỉ cần điền các thông tin cơ bản và làm theo hướng dẫn dưới đây:
Đặc điểm của giao dịch chứng khoán T 0 là gì ?
- Kỹ thuật giao dịch phức tạp, có tính rủi ro cao
- Thích hợp với các nhà đầu tư chuyên nghiệp
- Đối với các nhà đầu tư cá nhân, giao dịch trong ngày chỉ được áp dụng kèm theo các điều kiện nhất định
Quy định về giao dịch chứng khoán T 0
Ngày 15/2/2021, Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ có hiệu lực. Trong đó nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư chính là giao dịch T 0.
Theo đó, Thông tư 120/2020/TT-BTC đã cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T 0). Cụ thể, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 120 quy định rõ: “Nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo quy định pháp luật bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán”.
Hoạt động giao dịch chứng khoán trong ngày phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 thông tư này như sau:
“a) Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 01 tài khoản giao dịch trong ngày. Tài khoản giao dịch trong ngày là tài khoản riêng biệt hoặc được quản lý riêng biệt hoặc được hạch toán dưới hình thức tiểu khoản của tài khoản giao dịch chứng khoán hiện có của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán phải hạch toán tách biệt tài khoản giao dịch trong ngày với tài khoản giao dịch chứng khoán thông thường và tài khoản giao dịch ký quỹ (nếu có) của từng nhà đầu tư;
b) Nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trong ngày phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này, không được thực hiện các giao dịch trong ngày đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận;
c) Công ty chứng khoán có quyền lựa chọn mã chứng khoán có trong danh sách chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch được phép giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch trong ngày cho nhà đầu tư. Danh sách các chứng khoán được giao dịch trong ngày phải được công ty chứng khoán công khai trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán;
d) Nhà đầu tư có trách nhiệm đặt các lệnh giao dịch, bảo đảm tổng số chứng khoán trên các lệnh bán phải bằng với tổng số chứng khoán cùng mã trên các lệnh mua trong cùng ngày giao dịch và ngược lại. Trường hợp tổng số chứng khoán của các lệnh bán đã thực hiện nhiều hơn tổng số chứng khoán của các lệnh mua đã thực hiện hoặc ngược lại thì công ty chứng khoán có trách nhiệm thanh toán thay cho nhà đầu tư số tiền hoặc chứng khoán thiếu hụt tại ngày thanh toán;
đ) Công ty chứng khoán phải từ chối thực hiện lệnh giao dịch trong ngày của nhà đầu tư khi không thể bảo đảm có đủ tiền để thanh toán và chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán;
e) Nhà đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, thanh toán cho công ty chứng khoán mọi chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động mua bắt buộc, vay chứng khoán, vay tiền để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp không có đủ tiền để thanh toán, không có đủ chứng khoán để chuyển giao tại ngày thanh toán theo quy định tại hợp đồng giao dịch trong ngày đã ký với công ty chứng khoán và pháp luật liên quan;
g) Công ty chứng khoán có quyền yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ tiền hoặc chứng khoán trước khi cho phép nhà đầu tư thực hiện giao dịch trong ngày;
h) Trong một ngày giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày (xác định trên tổng giá trị mua và giá trị bán đã thực hiện) tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với vốn chủ sở hữu của công ty. Khối lượng chứng khoán được giao dịch trong ngày tại mỗi công ty chứng khoán không được vượt quá một tỷ lệ theo quy định so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành. Các tỷ lệ này thực hiện theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước“.
Ngoài ra, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 120 cũng quy định rõ, hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động giao dịch trong ngày trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường. Tùy vào tình hình thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai hoạt động giao dịch trong ngày, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn giao dịch trong ngày.
Thông tư 120 cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán T 0
Như vậy, thị trường chứng khoán sẽ phải chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quy chế hướng dẫn mới có thể thực hiện giao dịch trong ngày.
Phân biệt giao dịch T 0 và T 1, T 2, T 3 trong chứng khoán
Trong chứng khoán, các thuật ngữ giao dịch T 1, T 2, T 3 và T 0 rất phổ biến, đề cập đến ngày thanh toán của các giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, giữa các giao dịch này đều có sự khác nhau cơ bản mà những người mới chơi chứng khoán cần nắm rõ.
Tiêu chí | Giao dịch T 0 | Giao dịch T 1, T 2, T 3 |
Khái niệm | Là giao dịch mà nhà đầu tư vừa được mua và bán chứng khoán trong cùng ngày | Là giao dịch mà sau 1, 2 hoặc 3 ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra. |
Đặc điểm | Nhà đầu tư được mua bán liên tục trong ngày. Các thanh toán diễn ra ra trong ngày | Các thanh toán diễn ra sau ngày giao dịch 1, 2 hoặc 3 ngày. Theo đó:
– T 1: Nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba. – T 2: Nếu giao dịch diễn ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Tư – T 3: Một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm (nếu không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này) |
Giao dịch chứng khoán T 0 hay giao dịch chứng khoán trong ngày với sự quy định về mặt pháp lý sẽ bước định hướng mới giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn và quyết định đầu tư phù hợp. Nhiều chuyên gia chứng khoán nhận định, một khi có thêm công cụ giao dịch T 0, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sôi động hơn. Nhà đầu tư sẽ bớt lỗ nếu ngay trong phiên giao dịch được quyền bán cổ phiếu vừa mua.
Giao dịch chứng khoán T 0 có lợi thật không?
Với luật chứng khoán trước đây thì việc bạn có thể thanh toán được phải đợi sau 2 ngày so với ngày tiến hành giao dịch. Như vậy có có nghĩa là khi bạn mua chứng khoán thì phải đến 2 ngày sau mới có thể bán được chứng khoán, đó là chưa kể ngày chứng khoán về tài khoản của bạn. Bởi vậy mọi người cần tìm hiểu thêm thông tin về bán khống chứng khoán.
Đối với quy định về giao dịch chứng khoán trong ngày này có lợi cho nhà đầu tư hơn so với luật về T 2:
- Giúp cho nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời với giá mong muốn, bởi giá chứng khoán sau mỗi phiên giao dịch đều có sự biến động tăng giảm
- Giúp cho việc đầu tư lướt sóng chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn
- Tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán
- T 0 giúp thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư tham gia khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh
- Như vậy về bề nổi chúng ta thấy T 0 và bán khống giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán trong việc thanh khoản đồng thời thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn. Tuy nhiên, cũng không hoàn toàn như vậy, đó là bạn đang nhìn bề nổi thôi.
Nói chính xác thì T 0 đang dọn đường cho bán khống chứng khoán mà thôi, nhìn vào mọi người có thể hình dung lệnh này như việc vay mượn chứng khoán, cầm cố chứng khoán vậy sau đó bán đi với dự đoán giá sẽ giảm và trong tương lai nhà đầu tư phải mua lại để hoàn trả đủ số lượng đã vay mượn. Như vậy có lợi nhất vẫn là công ty chứng khoán mà thôi thông qua các chi phí dịch vụ, lãi margin.
Ai nên giao dịch chứng khoán T 0
Không phải ai cũng áp dụng giao dịch chứng khoán T0 trong đầu tư mà chỉ nên áp dụng cho chiến lược và có sự tính toán kỹ trước khi thực hiện. Mọi người hình dung T0 như là tạo điều kiện để bán khống chứng khoán được nhanh chóng, đơn giản hơn mà thôi.
Nếu như bạn muốn giao dịch chứng khoán T0 thì chỉ áp dụng khi:
- Đầu tư chứng khoán lướt sóng: Áp dụng cho những nhà đầu tư cổ phiếu lướt sóng, mua vào bán ra theo giá biến động mạnh thị trường
- T0 được áp dụng khi thị trường giá cổ phiếu biến động mạnh hoặc có thông tin nào đó chắc chắn là giá cổ phiếu giảm mạnh trong thời gian tới
- Đối với cá nhân đầu tư đang cần tiền gấp từ việc bán chứng khoán
Giao dịch T 0 khi nào áp dụng
Đại diện HoSE cho biết, hệ thống giao dịch KRX có thể đi vào vận hành từ đầu năm 2022. Đây là cơ sở để triển khai một số sản phẩm chứng khoán kèm theo như bán khống và giao dịch T 0.
Sáng 28/7, Báo Đầu tư tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Nhận diện cơ hội thị trường chứng khoán nửa cuối năm 2021”.
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) đã chia sẻ một số nội dung căn bản để triển khai những sản phẩm, nghiệp vụ mới của thị trường chứng khoán trong giai đoạn sắp tới.
Theo ông Sơn, ngoài vấn đề về khung pháp lý, thì nền tảng của hệ thống công nghệ cũng rất quan trọng, trong đó có gói thầu công nghệ KRX mà HoSE, HNX và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang triển khai.
Có 2 nội dung liên quan đến sản phẩm của VSD cần chuẩn bị trên nền tảng công nghệ mới, mặc dù pháp lý đã có từ rất lâu, đó là vấn đề về hệ thống bù trừ đối tác trung tâm (CCP) cho thị trường cơ sở và triển khai một số sản phẩm chứng khoán kèm theo như bán khống và giao dịch T 0.
“Đối với CCP, nếu áp dụng hệ thống này vào thì nhà đầu tư sẽ không phải ký quỹ 100% tiền trước khi đặt lệnh mua chứng khoán. Thay vào đó, nhà đầu tư chỉ ký quỹ một tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 10-20%. Điều này giúp nhà đầu tư có thêm nguồn tiền để sử dụng đòn bẩy tốt hơn, đồng thời xử lý được những quan ngại của các tổ chức đánh giá nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam”, ông Sơn nói.
Khi áp dụng gói thầu công nghệ KRX, bản thân VSD cũng chuẩn bị thêm một phần mềm để tích hợp vào hệ thống mới nhằm triển khai CCP cho thị trường cơ sở.
Ông Sơn cho biết, bán khống chứng khoán và giao dịch T 0 cũng được tích hợp trong gói thầu công nghệ mới. Tuy nhiên, cần có giai đoạn test tổng thể để đảm bảo vận hệ thống hành trơn tru và không có sự cố xảy ra khi chuyển từ hệ thống của FPT sang hệ thống KRX.
Ngoài ra, VSD cũng chuẩn bị thêm nhiều sản phẩm hỗ trợ thị trường, như phối hợp với Dragon Capital và một số ngân hàng giám sát để ra sản phẩm quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, tạo ra các định chế đầu tư có tổ chức, góp phần ổn định thị trường. Nghiên cứu, ký hợp tác với một số đơn vị để triển khai, cho phép tổ chức lưu ký nước ngoài có thể mở tài khoản với tư cách là thành viên của VSD, qua đó mở cửa cho các quỹ đầu tư ở châu Âu vào thị trường Việt Nam.
Về tiến độ giải quyết những vấn đề trên, ông Sơn cho biết sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lộ trình, tiến độ go-live của gói thầu công nghệ KRX mà HoSE, HNX và UBCKNN đang triển khai. VSD đã chuẩn bị sẵn sàng về khung pháp lý và các quy định hướng dẫn, đồng thời cũng xây dựng phần mềm tính toán tỷ trọng ký quỹ, nằm ngoài cấu phần mà HoSE đang đầu tư, sẵn sàng tích hợp khi hệ thống mới vận hành.
Chia sẻ thêm về hệ thống giao dịch KRX, bà Nguyễn Thị Việt Hà, Thành viên phụ trách HĐQT HoSE cho biết, đây là hệ thống công nghệ thông tin tích hợp cho cả 3 đơn vị của thị trường chứng khoán Việt Nam, gồm 2 Sở giao dịch chứng khoán và VSD.
“Dự án này có độ phức tạp rất lớn, nó không chỉ áp dụng những thông lệ quốc tế mà nhà thầu đưa vào thị trường chứng khoán Việt Nam, mà còn phải chỉnh sửa cho phù hợp với những thực tiễn đang triển khai. Do đó, quá trình triển khai cũng gặp những khó khăn nhất định”, bà Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, bà Hà vui mừng thông báo rằng dự án này đang đi vào giai đoạn triển khai kiểm thử nội bộ trong 3 đơn vị HoSE, HNX và VSD, từ ngày 14/6 – 6/8/2021. Giai đoạn này sẽ kiểm tra chức năng, nghiệp vụ của hệ thống mới, đồng thời kết hợp kiểm thử kết nối đến các công ty chứng khoán thành viên.
Sau giai đoạn kiểm thử nội bộ, hệ thống giao dịch KRX sẽ được kiểm thử với các thành viên thị trường, và tiếp tục kiểm thử lần cuối cùng trước khi đưa vào vận hành chính thức.
Hiện nay, UBCKNN đang chỉ đạo rất sát sao việc triển khai áp dụng hệ thống mới. Mặc dù việc mời chuyên gia nhà thầu sang Việt Nam gặp nhiều hạn chế do tình hình dịch bệnh bùng phát, tuy nhiên ban lãnh đạo HoSE quyết tâm đưa hệ thống KRX vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
“Chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào mốc đầu năm 2022 thì hệ thống giao dịch mới có thể đi vào vận hành”, bà Hà thông tin./.
Trên đây là những thông tin về giao dịch chứng khoán T0 giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy trình đầu tư chứng khoán cũng như giao dịch chứng khoán hiện nay trên thị trường. Bạn cần tìm hiểu rõ hơn về lệnh giao dịch này để khi giao dịch chứng khoán áp dụng đúng lúc giúp cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả tốt nhất.
Chính thức giao dịch T 2 từ ngày 29/8
Từ ngày 29/8 tới đây, nhà đầu tư sẽ được giao dịch T 2 thay cho T 3 như trước đây…
Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa ký Quyết định số 109 ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSD thay thế Quy chế hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 211/QĐ-VSD ngày 18/12/2015; Quyết định số 110/QĐ-VSD ban hành quy chế Thành viên lưu ký tại VSD thay thế Quy chế Thành viên lưu ký ban hành kèm theo Quyết định số 112/QĐ-VSD ngày 23/8/2021.
Theo đó, hai Quy chế mới được ban hành để đáp ứng việc rút ngắn thời gian thanh toán giao dịch chứng khoán (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm), qua đó mang lại lợi ích tốt hơn cho nhà đầu tư và thị trường khi nhà đầu tư có thể bán chứng khoán mua ngày T 0 ngay trong phiên giao dịch chiều ngày T 2 thay vì chờ đến ngày T 3 như trước đây.
Quy chế có một số nội dung thay đổi mới gồm: Thời gian ngân hàng thanh toán hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán được điều chỉnh từ 15h30-16h00 lên 11h00-11h30 ngày T 2 (trường hợp có phát sinh thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán tiền thì thời gian hoàn tất thanh toán chậm nhất là 12h00);
Thành viên lưu ký phải thực hiện phân bổ tiền và chứng khoán cho khách hàng ngay sau khi NHTT hoàn tất thanh toán tiền và VSD hoàn tất thanh toán chứng khoán, đảm bảo hoàn tất trước 13h ngày thanh toán; đồng thời thông báo cho VSD về kết quả thực hiện chậm nhất 16h30 cùng ngày.
Bổ sung một số trường hợp xử lý vi phạm do vi phạm quy định Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán để tăng cường quản lý rủi ro từ việc điều chỉnh thời gian hoàn tất thanh toán giao dịch chứng khoán.
Hai Quy chế mới này có hiệu lực từ ngày 29/8/2022, theo đó nhà đầu tư có giao dịch mua, bán chứng khoán ngày 25/8/2022 (ngày T 0) sẽ nhận được chứng khoán, tiền trước 13h ngày 29/8/2022 (ngày T 2) để có thể thực hiện mua, bán chứng khoán trong phiên giao dịch buổi chiều cùng ngày.
TS. Nguyễn Sơn – Chủ tịch Hội đồng Quản trị VSD, nhấn mạnh việc rút ngắn thời gian thanh toán bên cạnh khả năng nâng cao tính thanh khoản cho thị trường, gia tăng lợi ích cho nhà đầu tư thì đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn do thời gian thanh toán ngắn hơn đồng nghĩa với việc thành viên lưu ký có ít thời gian hơn để huy động chứng khoán, tiền trong trường hợp kiểm soát không tốt ký quỹ của nhà đầu tư hoặc phát sinh lỗi giao dịch.
Một trong các nội dung phối hợp quan trọng được VSD bổ sung vào quy trình là yêu cầu thành viên phải xác nhận đủ tiền vào ngày T 1 (sau khi VSD thông báo nghĩa vụ thanh toán), trong trường hợp thiếu tiền, thành viên phải thông báo cho VSD cụ thể nhà đầu tư thiếu tiền để có thể kịp thời xử lý theo quy định. Thành viên không báo cáo hoặc báo cáo sai dẫn tới thiếu tiền thanh toán vào ngày T 2 sẽ bị khiển trách hoặc cao hơn là đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán nếu vi phạm từ hai lần trở lên.
Điều này sẽ giúp cho thành viên nâng cao ý thức, trách nhiệm hơn nữa trong việc tuân thủ quy định về hoạt động giao dịch (nhà đầu tư có đủ tiền và chứng khoán trước khi giao dịch) và hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán.
Cũng theo ông Sơn, việc áp dụng giao dịch T 2 được kỳ vọng sẽ giúp cho thanh khoản của thị trường có sự gia tăng nhất định, đồng thời giúp nhà đầu tư chủ động hơn trong chiến lược đầu tư như có thể kịp thời hiện thực hóa lợi nhuận hoặc giảm thiểu thiệt hại tùy theo diễn biến của thị trường, nhờ đó tăng thêm sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước.