Long Short là gì? Vị thế mua và vị thế bán là những thuật ngữ mà bất cứ ai cũng phải biết khi mới bước chân vào thị trường tài chính (chứng khoán, forex, tiền ảo). Cùng tìm hiểu về thuật ngữ Long Short qua nội dung sau đây nhé.
Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì? Có nên chơi chứng khoán phái sinh?
Vị thế là gì?
Position còn được gọi là vị thế, có thể hiểu là tình trạng nắm giữ, sở hữu của một nhà đầu tư nào đó đối với một số lượng chứng khoán trong những điều kiện nhất định của thị trường, thường liên quan đến biến động giá chứng khoán.
Còn trong thị trường ngoại hối forex thì position cũng được hiểu là vị thế mua bán các cặp tiền tệ, tức nhà đầu tư có nhu cầu mua một đồng tiền nào đó và muốn bán một đồng tiền nào đó.
Vị thế có thể phân ra thành hai vị thế chính: vị thế mua (long position) và vị thế bán (short position).
Vị thế mua là tình trạng nhà đầu tư đã bỏ tiền mua một loại chứng khoán hay cặp tiền tệ và hy vọng sẽ kiếm lời khi giá tăng.
Và ngược lại, vị thế bán là tình trạng nhà đầu tư đã tham gia vào một thương vụ bán cặp ngoại tệ nào đó trên thị trường forex và sẽ kiếm lời khi giá giảm.
Long là gì?
Từ khái niệm Position – vị thế là gì, chúng ta cùng tìm hiểu 2 chiến lược Long và Short cho các vị thế đó.
Long – Buy – Mua, là khi trader mua một loại tiền tệ và kỳ vọng sẽ bán nó với mức giá cao hơn. Với trường hợp này, các trader thu lợi nhuận từ sự lên giá của thị trường.
Tùy theo mỗi vị thế, các nhà đầu tư, đầu cơ có những kỹ thuật kiếm lời riêng, và khi nhà đầu tư cho rằng, giá của cặp tiền tệ nào đó sắp sửa tăng, bước thứ nhất, họ sẽ mua vào.
Tuy nhiên không phải lúc nào các nhà đầu tư cũng mua được giá tốt và do đó đa số các nhà đầu tư sẽ không sử dụng toàn bộ số tiền đầu tư của mình để mua các cặp tiền tệ đó, mà thường chia nhỏ số tiền đầu tư ra để mua ở nhiều vị thế khác nhau.
Và khi giá tăng thực sự, nhà đầu tư sẽ tiến hành bước 2 là chốt lời các lệnh đã Buy/Long trước đó, và thu được lợi nhuận.
Short là gì?
Nguyên lý cũng tương tự như Long, Short là khi trader bán khống 1 loại tiền tệ với dự đoán rằng nó sẽ giảm giá. Với trường hợp này, các trader thu lợi nhuận từ sự giảm giá của thị trường.
Khi dự đoán giá giảm nhà đầu tư đặt lệnh bán khống các cặp ngoại tệ trong thị trường forex mà họ thường cho là sẽ giảm trong tương lai, nhưng trong tay họ không có bất kỳ cặp tiền tệ nào, do đó họ sẽ sử dụng tài khoản có đòn bẩy và ký quỹ để thực hiện việc bán khống của mình.
Và khi các cặp tiền tệ đó rớt giá thực sự, nhà đầu tư sẽ chốt lời các lệnh Short/Bán của mình và thu lại được lợi nhuận.
Cách thức đóng mở của một giao dịch
Bạn chỉ có lợi nhuận (hoặc thua lỗ) một bí quyết thực sự khi bạn hoàn thiện việc thực hiện giao dịch mua hay bán ngược lại với thực hiện khi bạn bắt đầu giao dịch. Hành động mua hay bán một cặp tiền khi bắt đầu giao dịch được gọi là mở giao dịch (hay mở lệnh); hành động bán hoặc mua cùng cặp tiền sau đó gọi là đóng giao dịch (hay đóng lệnh).
Ứng dụng vị thế long/short trong thực tế
Cách tính lãi lỗ đối với các vị thế
Tại mỗi thời điểm trong thời gian hiệu lực của hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số cổ phiếu, ta xét với đơn vị giao dịch là 1 hợp đồng tương lai:
Lãi/ lỗ đối với vị thế mua = (Giá thị trường HĐTL – Giá mua HĐTL) x Hệ số nhân HĐ
Lãi/ lỗ đối với vị thế bán = (Giá bán HĐTL – Giá thị trường HĐTL) x Hệ số nhân HĐ.
Ứng dụng so sánh lãi/ lỗ trong thực tế
Vị thế HĐTL chỉ số cổ phiếu | Kỳ vọng, dự báo về chiều hướng biến động của chỉ số (trong tương lai) | Kết quả (đối với người nắm giữ vị thế) | |
Lãi | Lỗ | ||
Vị thế mua (long position) | Chỉ số tăng (xu thế tăng giá cổ phiếu trên thị trường)
|
Giá thị trường HĐTL > Giá mua HĐTL (khi mở vị thế) | Giá thị trường HĐTL < Giá mua HĐTL (khi mở vị thế) |
Vị thế bán (short position) | Chỉ số giảm (xu thế giảm giá cổ phiếu trên thị trường) | Giá thị trường HĐTL < Giá bán HĐTL (khi mở vị thế) | Giá thị trường HĐTL > Giá bán HĐTL (khi mở vị thế) |
Bài tổng hợp từ Ủy ban chứng khoán nhà nước, Phương pháp đầu tư chứng khoán