Cổ phiếu ngân hàng tiềm năng luôn là sự ưu tiên lựa chọn của những nhà đầu tư chứng khoán, bởi các mã cổ phiếu ngân hàng tốt sẽ an toàn và tăng trưởng tốt hơn so với nhóm cổ phiếu các ngành khác trên thị trường chung. Và để có thể đưa ra sự lựa chọn mã cổ phiếu ngân hàng tiềm năng nhất, đặc biệt nắm rõ cách thẩm định cổ phiếu ngân hàng nhanh chóng mọi người cùng tham khảo những chia sẻ dưới đây của TrustWeb.vn
Xem thêm:
- Các khóa học đầu tư chứng khoán hay nhất
- Top 15 cổ phiếu bất động sản tiềm năng nên đầu tư 2021
- Fialda – Bộ lọc cổ phiếu tốt nhất và hiệu quả nhất thị trường, trực quan, dễ sử dụng
- Renec là gì? Đào tiền ảo Renec (Remitano network coin) miễn phí như thế nào
VPS – Công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam – Công nghệ định danh eKYC cho phép Khách hàng mở TK mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo Bảo Mật. Đăng ký 100% Trực tuyến. Áp dụng công nghệ định danh khách hàng eKYC. Đảm bảo Bảo mật. 3 phút có ngay tài khoản.
Cổ phiếu ngân hàng Vietcombank - VCB
Vietcombank với mã VCB được niêm yết trên sàn Hose hiện là một trong những mã cổ phiếu có giá trị lớn nhất trên thị trường chứng khoán chung và kể cả cổ phiếu ngân hàng.
Với tiềm lực, tiền đề phát triển của mình thì chắc chắn cổ phiếu ngân hàng Vietcombank sẽ luôn giữ được phong độ cũng như vị thế của mình trên thị trường. Nói ra thì đây là cổ phiếu an toàn ít rủi ro nhất còn nếu đầu tư về mặt tăng trưởng thì nên chọn cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ hơn sẽ hiệu quả cao bởi tốc độ tăng trưởng về giá mạnh hơn các ngân hàng lớn do dự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.
Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TECHCOMBANK - TCB
Nhìn lại thị giá giao dịch trên sàn OTC, bạn có thể thấy được cổ phiếu TCB bắt đầu có xu hướng tăng trưởng mạnh từ năm 2017. Với tiềm năng tăng trưởng thu nhập từ phí, lại có khả năng giảm chi phí huy động vốn do thu hút được thị phần CASA, Techcombank được nhiều người ưa thích lựa chọn để đầu tư cổ phiếu. Vì thế Techcombank được đánh giá là cổ phiếu ngân hàng tốt nhất.
Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu - ACB
Có nhiều yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của cổ phiếu ACB, cho nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Họ rất khao khát thu mua cổ phiếu ở ngân hàng này nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Sức hút trở thành cổ phiếu ngân hàng tốt nhất của ACB nằm ở:
- Có tốc độ tăng trưởng dự kiến hàng đầu Việt Nam.
- Chỉ số P/B (Giá/Giá trị sổ sách) thấp cho thấy ngân hàng hoạt động tốt, thu nhập trên tài sản cao.
- Tỷ lệ nợ xấu thấp thể hiện mức độ rủi ro thấp, có những chính sách kế hoạch xử lý triệt để khoản nợ xấu của mình.
Cổ phiếu Ngân hàng TMCP Sacombank - STB
Tổng tài sản hợp nhất tính đến cuối năm 2020 đạt gần 493.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 447.000 tỷ đồng, trong khi định giá thị trường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) hiện ở mức trên 38.600 tỷ đồng.
Cổ phiếu STB của Sacombank đã có những để lại nhiều cảm xúc cho các nhà đầu tư trong phiên ngày 30/3 vừa qua, khi bất ngờ tăng trần với những lệnh mua bán lớn, vài triệu đơn vị/lệnh, qua đó đưa STB trở thành cổ phiếu có phiên khớp lệnh “khủng” nhất từ trước đến nay – gần 100 triệu cổ phiếu (tương đương hơn 2.000 tỷ đồng) được sang tay trong một phiên.
Cổ phiếu STB tăng trần và khớp lệnh kỷ lục diễn ra trong bối cảnh, thị trường xuất hiện một số tin đồn liên quan đến nhà băng này, trong đó có tin Sacombank sẽ được mua lại bởi một tập đoàn bất động sản hàng đầu ở trong nước.
Trong khoảng thời gian từ đầu tháng 3/2021 đến nay, cổ phiếu STB cũng đã ghi nhận nhiều lệnh thỏa thuận mua bán lớn. Cụ thể, ngày 10/3 và 17/3, hơn 30,5 triệu cổ phiếu STB được sang tay với tổng trị giá 608,5 tỷ đồng. Ngày 22/3, hơn 11,6 triệu cổ phiếu STB với giá trị 232 tỷ đồng được trao tay.
Thị giá cổ phiếu STB hiện đang giao dịch ở ngưỡng trên 21.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường trên 38.600 tỷ đồng, mức định giá được xem là quá rẻ so với giá trị thực của ngân hàng này.
Bởi tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản hợp nhất của Sacombank đạt gần 493.000 tỷ đồng, tăng gần 10%, trong đó tài sản có sinh lời tăng 13%. Tổng huy động vốn đạt 447.000 tỷ đồng với huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt hơn 439.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng (số tiền nợ mà khách hàng đang nợ từ các hoạt động vay vốn từ ngân hàng) là hơn 340.000 tỷ đồng, tăng 15%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 của nhà băng này đạt 3.339 tỷ đồng. Quy mô khách hàng thường xuyên giao dịch của Sacombank đến cuối năm 2020 chạm mốc gần 7 triệu, tăng 14% so với năm trước.
Tổng tài sản hợp nhất tính đến cuối năm 2020 đạt gần 493.000 tỷ đồng, tổng huy động vốn đạt 447.000 tỷ đồng, trong khi định giá thị trường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) hiện ở mức chưa tới 39.000 tỷ đồng. Chắc hẳn các nhà đầu tư chưa công khai danh tính vừa ôm trọn hàng trăm triệu cổ phiếu STB để trở thành cổ đông của ngân hàng này, có thể đã trở thành các nhà trúng số độc đắc.
Trong vòng vài năm trở lại đây, Sacombank trải qua nhiều biến động, thay đổi ông chủ. Sacombank từng là một trong những ngân hàng gặt hái nhiều thành quả dưới thời ông Đặng Văn Thành những năm 1996 – 2011.
Sacombank đã được ông Thành xây dựng với một nền tảng vững chắc, thế nhưng, tình hình đã nhanh chóng đảo chiều cùng khó khăn chồng chất dưới thời ông Trầm Bê chỉ sau 2 năm điều hành.
Năm 2017, thông tin hai cựu lãnh đạo Sacombank, trong đó có ông Trầm Bê, bị bắt đã tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu STB, khiến giá cổ phiếu nhiều ngân hàng giảm mạnh. Lãnh đạo vào tù, để lại khối nợ xấu “khổng lồ” do sáp nhập ngân hàng SouthernBank.
Ông Dương Công Minh chính thức trở thành Chủ tịch Sacombank từ tháng 6/2017. Sacombank dưới “triều đại” của ông Dương Công Minh, ông chủ đến từ công ty bất động sản Him Lam, được đánh giá là đang dần hồi sinh khi giải quyết được một phần khối nợ xấu.
Năm 2020, Sacombank cho biết, công tác thu hồi nợ đẩy mạnh, doanh số đạt hơn 15 nghìn tỷ đồng, nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm 16,7% so với 2019 và tỷ lệ nợ xấu được kéo về 1,6%
Theo đánh giá từ Công ty Chứng khoán Bản Việt, STB có thể xử lý 16,1 nghìn tỷ đồng tài sản tồn đọng trong năm 2021, được hỗ trợ bởi quan điểm KCN Phong Phú có thể được giải quyết trong năm nay. Dù số lượng tài sản tồn đọng liên quan đến thương vụ sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam và STB được xử lý trong năm 2020 chưa được công bố, ước tính của Chứng khoán Bản Việt cho thấy con số này có thể đạt khoảng 13 nghìn tỷ đồng
VCSC kỳ vọng các thông tin chi tiết hơn về xử lý các khoản nợ lớn như thanh lý quỹ đất tại Phong Phú và thu hồi nợ gốc ở Cần Đước sẽ được công bố trong phần hỏi đáp ở phiên họp ĐHĐCĐ thường niên của Sacombank diễn ra ngày 22/4 sắp tới
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPB
VP Bank có lãi thuần từ hoạt động kinh doanh cao, đạt hơn 11.600 tỷ đồng năm 2018. Bên cạnh đó, VP Bank có thị phần cho vay tiêu dùng lớn nhất và tỷ lệ đòn bẩy thấp so với ngành. Tuy nhiên, hiện nay đối với VPB đang có vấn đề về chất lượng tài sản cần được xử lý trong năm mới.
Cổ phiếu ngân hàng Tpbank - TPB
TPBank được biết đến là một ngân hàng năng động trong ngành, ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại để phát triển hệ thống ngân hàng. Hiện là một trong những ngân hàng đi đầu về công nghệ, mang đến trải nghiệm tốt nhất, tiện lợi nhất. Vậy nên mã cổ phiếu ngân hàng Tpbnak luôn nằm trong top 10 mã tăng giá mạnh nhất năm 2020.
Hiện đây là mã cổ phiếu ngân hàng phù hợp với thị trường nhất hiện nay, bạn có thể mua để đầu tư lâu dài. Với kết quả kinh doanh năm 2020 khả quan thì kỳ vọng đây sẽ là mã cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Kết quả kinh doanh năm 2020 khả quan với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 10,4 nghìn tỷ đồng (+22,4% so với cùng kỳ) và 4,5 nghìn tỷ đồng (+13,5% so với cùng kỳ). Kết quả này được thúc đẩy nhờ tăng trưởng tín dụng (+30,4% so với cùng kỳ) và NIM cải thiện (+16 bps so với cùng kỳ). ( Nguồn https://www.ssi.com.vn/)
Cổ phiếu ngân hàng Lienvietpostbank - LPB
Lienvietpostbank là ngân hàng đứng thứ 3 trong danh sách những ngân hàng có cổ phiếu tăng giá mạnh nhất năm 2020, tuy thương hiệu ngân hàng khá ít người biết đến, không quá mạnh đối với nhóm ngân hàng TMCP lớn nhưng đối với nhóm ngân hàng TMCP tư nhân thì có khả nhiều điểm nổi bật.
LPB đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020:
- Tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 7,8 nghìn tỷ đồng (+19,4% so với cùng kỳ) và 2,4 nghìn tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ).
- Trong năm 2020, chất lượng tài sản được cải thiện: tất cả trái phiếu VAMC hiện đã được xử lý hết và tỷ lệ chi phí dự phòng bao nợ xấu cải thiện lên gần 90% ( Thông tin từ https://www.ssi.com.vn/)
Tuy nhiên, vẫn có nhiều khuyến nghị không nên lựa chọn mã cổ phiếu này bởi ngân hàng cung cấp khá ít thông tin, không đầy đủ để đưa ra quyết định sáng suốt nhất.
Cổ phiếu ngân hàng SHB
SHB là mã cổ phiếu tăng mạnh nhất ngành ngân hàng, khởi đầu năm với mức giá 5.350 đồng/cp nhưng đến cuối năm, cổ phiếu này đã tăng lên 17.000 đồng/cp, tương ứng mức tỷ suất sinh lời gần 218% ( số liệu năm 2020).
Như vậy có thể thấy với năm dịch bệnh, tất cả các ngân hàng hứng chịu sự suy giảm về doanh thu, nhưng đối với SHB lại có mức tăng cổ phiếu rất lớn, đứng vị trí đầu tiên chứng minh đây là một quá trình cố gắng và kỳ vọng lớn từ nhà đầu tư. Vậy nên năm 2021 và tương lai đối với cổ phiếu SHB thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào sự bứt phá hơn nữa, khi ngân hàng có rất nhiều dự án lớn kèm theo đó các dịch vụ tài chính, dịch vụ công nghệ ngân hàng được ưu tiên và dẫn đầu thị trường hơn.
Cổ phiếu ngân hàng VIB
Ngân hàng VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam là một trong những cái tên mới nổi những năm gần đây, có lẽ nhiều năm về trước bạn ít khi biết hay gặp được cái tên ngân hàng nhưng nhờ hệ thống mạng lưới mở rộng, hoạt động dịch vụ chuyên nghiệp, sản phẩm với nhiều tính năng vượt trội nên được nhiều khách hàng cá nhân doanh nghiệp biết đến.
Cổ phiếu của ngân hàng VIB hiện được niêm yết trên sàn Hose, đứng vị trí thứ 2 ngân hàng có cổ phiếu tăng giá mạnh nhất năm 2020. Với kỳ vọng trong những năm tới đối với ngân hàng này chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn mã cổ phiếu này để đầu tư.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều bởi chỉ số PE và PB của ngân hàng VIB khá thấp nên nhiều thông kê cho rằng đây là cổ phiếu kém khả quan của thị trường.
Cổ phiếu ngân hàng MBB
Nếu bạn muốn tìm mã cổ phiếu vừa an toàn vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng thì MBB là mã được đánh giá là khá khả quan trong thời gian tới. Theo thông tin từ SSI Research thì mã MBB là nên mua vào lúc này bởi chỉ số PB và PE đều đang ở mức hợp lý nhất.
Mục tiêu tăng trưởng LNTT 20%, cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, phát hành 19,2 triệu cổ phiếu ESOP và dự kiến phát hành 70 triệu cổ phiếu mới (2,5% số cổ phiếu đang lưu hành) cho các cổ đông hiện tại.
Với nhiều dự án liên kết với Viettel thì cho thấy mối liên kết giữa ngân hàng MB với Viettel được linh hoạt hoạt hơn, đem đến nhiều trải nghiệm dịch vụ ngân hàng, tài chính đi đầu thị trường đem lại doanh thu, thương hiệu cho ngân hàng MB, giúp đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.